It's Time for Us to Take Our Childhood Trauma Seriously!

Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận các tổn thương diễn ra trong thời thơ ấu một cách nghiêm túc!

It's Time for Us to Take Our Childhood Trauma Seriously!

Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận các tổn thương diễn ra trong thời thơ ấu một cách nghiêm túc!

Nước sông Iguazú, được chụp ở biên giới giữa Argentina và Brazil, bên phía Argentina vào tháng 11 năm 2022. Ảnh: Đặng Bảo Nguyệt. 

Những sang chấn thời thơ ấu, đặc biệt là khi bắt nguồn từ từ những ký ức tiêu cực và tổn hại ẩn giấu đằng sau mối quan hệ giữa cha mẹ (và/hoặc những người chăm sóc thay thế) và chúng ta, trong suốt quãng thời gian tuổi thơ, nghe chừng nhỏ nhặt, do đó thường bị cho là không thể và không nên trở thành lý do tác động đến cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đa phần hiện tại của chúng ta được định hình bởi những cảm xúc thường trực, liên tục, có dấu ấn mạnh mẽ, đặc trưng cho mối quan hệ/ tương tác giữa cha mẹ và chúng ta khi còn bé. 


Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì:


Điều đầu tiên phải nhắc đến, đó là chúng ta tìm hiểu về tình yêu - và các cảm xúc trái ngược của nó - từ việc quan sát và tương tác với cha mẹ. Nguyên tắc này cũng đúng với các bậc cha mẹ. Một cách vô thức, những cảm xúc thời thơ ấu này quyết định đáng kể cách chúng ta đối xử với bản thân và người khác.


Trong các trường hợp trầm cảm mà tôi có cơ hội được giúp đỡ, tôi quan sát thấy sự lặp lại của quy luật trên. Trong khi chúng ta có xu hướng truyền lại những ký ức tốt đẹp như sự quan tâm, bảo vệ, lòng tốt và lòng trắc ẩn của cha mẹ cho con cái, chúng ta cũng truyền lại những đau khổ mà chúng ta phải chịu khi còn nhỏ cho chúng, ngay cả khi những đau khổ này được che đậy một cách kín đáo và cẩn trọng hơn với một suy tính tích cực “Những gì tôi không thích hoặc không nhận được từ bố mẹ mình, tôi sẽ dành những điều đó cho con cái mình”. Chừng nào những nỗi đau, đặc biệt là sự phủ nhận về mặt cảm xúc và nhu cầu được quan tâm ẩn sau những đau khổ ban đầu đó không được chúng ta nhận ra và giải quyết, thì vòng tròn đau khổ sẽ tiếp tục...

(tiếp tục trong bài viết tới)

Viết bởi Đặng Bảo Nguyệt.