Part 1: Accepting that you are made of the darkness (what you hate about yourself) and the light (what you love about yourself)

Yêu bản thân, tại sao và như thế nào?

Part 1: Accepting that you are made of the darkness (what you hate about yourself) and the light (what you love about yourself)

Yêu bản thân, tại sao và như thế nào?

"Trong bất kỳ hành trình chữa lành nào, không thể phủ nhận rằng thực hành yêu thương tự thân là bước quan trọng đầu tiên"

"Yêu thương tự thân" hay self-love đã và đang trở thành một xu hướng mới, nóng đến độ mà chỉ cần lướt qua vài trang báo mạng, hay mạng xã hội, lắng nghe những người nổi tiếng bạn sẽ đều thấy họ nhắc đến từ này. Rõ rảng rồi, chẳng phải cái blog này cũng đang xoay quanh yêu thương tự thân đấy thôi :).

Tuy nhiên, ngay cả trong các bài viết về self-love thì chắc bạn không khó để nhận ra rằng  một giải thích cụ thể, dễ hiểu về tại sao nó cần thiết, và làm thế nào để thực hành nó cho thật hiệu quả, là điều đang thiếu. Nói cách khác, bằng việc trở thành một xu hướng, đại chúng đang nghiễm nhiên công nhận rằng yêu thương tự thân là cần thiết và quan trọng.

Tại sao thực hành yêu thương tự thân lại quan trọng?

Việc đặt câu hỏi "tại sao?" luôn là bước đầu tiên, vô cùng quan trọng trước chúng ta khi bắt đầu bất kỳ một hành trình nào. Trong yêu thương tự thân, rất nhiều bậc thầy có thể trả lời rằng "bởi vì sau đó chúng ta có thể học yêu thương người khác". Vâng, quả đúng là như vậy, nhưng chưa đủ! Con người vốn dĩ hiểu về thế giới thông qua khám phá, tìm hiểu chính bán thân mình. Hãy thử quan sát những em bé sơ sinh mà xem, chúng bắt đầu học về thế giới lần đầu tiên qua việc gặp nhấm ngón tay của mình. Tương tự thế, khi chúng ta biết cách yêu thương, chăm sóc bản thân mình một cách chân thành, lành mạnh, và cân bằng, chúng ta bắt đầu có thể đối đãi với những người khác, với xã hội lớn hơn theo cách mà chúng ta đã yêu thương, chăm sóc bản thân mình. Nói cách khác, thực hành yêu thương bản thân mình là cách giúp chúng ta lan tỏa tình yêu đến người khác một cách có ý nghĩa hơn. 

Tại Không gian Thấu cảm Hạnh phúc, “yêu thương tự thân” - hay self-love - là một công cụ và một phương pháp rèn luyện hàng ngày. Lý do đằng sau việc thực hành yêu thương tự thân là để giúp các cá nhân học được cách, từ đó có thể hoàn toàn chấp nhận bản thân mình. Tiến trình này bao gồm việc giúp cá nhân nhận ra và hiểu rằng ở họ luôn tồn tại hai trạng thái, sắc thái đối lập với nhau: một bên là những điều tốt đẹp, khiến họ yêu thích, tự hào về bản thân, và bên kia là những điều khiến họ không hài lòng, không thích, muốn che giấu đi về bản thân mình. Khi chấp nhận mọi sắc thái ở bản thân mình một cách tuyệt đối, con người bắt đầu nhận ra họ có thể sống trong trạng thái mà mọi suy nghĩ, cảm xúc, hành động của họ là nhất quán với nhau. Khi ở trạng thái nhất quán, con người bắt đầu thấy mình có thể tự do để biểu đạt, bày tỏ, họ bắt đầu khám phá về bản thân, những năng lực tiềm ẩn và sẵn sàng thử nghiệm để tìm ra các điểm tới hạn mới của chính mình thay vì chỉ để làm vừa lòng, hoặc trở thành một hình tượng mà người khác, xã hội hình dung về mình. 

Khi một người đạt được sự gắn kết trọn vẹn này với bản thân họ, họ trở nên hiện diện trọn vẹn trong cuộc sống; khi họ được sống nhất quán với con người thật của chính mình, họ bắt đầu bước vào trạng thái hạnh phúc nội tại trong từng phút giây. Ở chính trạng thái này, con người bắt đầu chạm vào để mở ra những khả năng vô hạn vốn đã luôn được linh hồn của họ lưu giữ, tích luỹ từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Đây chính là điều kiện và giai đoạn mà mỗi người chúng ta có thể đóng góp lớn nhất cho thế giới.

Trong bất kỳ hành trình chữa lành nào, không thể phủ nhận rằng tập yêu thương bản thân một cách bao dung, chân thành, và lành mạnh chính là bước quan trọng đầu tiên.

Thực hành yêu thương tự thân như thế nào?

Với câu hỏi "làm thế nào", sau đây, tôi sẽ chia sẻ các bước mà tôi đã phát triển và thực hành với cái bản mình. Các bước này không phải là một công thức cứng nhắc mà là kết quả của hành trình tự trị liệu chữa bệnh cho bản thân rồi tiếp tục quan sát, đúc kết trong quá trình mà tôi đồng hành hỗ trợ những cá nhân khác trên con đường thực hành yêu thương tự thân của chính họ. Tôi không khẳng định rằng mình đã hoàn toàn "tốt nghiệp" và không cần phải bước đi những bước này bởi tôi tin rằng, để có được trạng thái bình an và hạnh phúc nội tại lâu bền, chúng ta phải tiếp tục thực hành chúng trong suốt cuộc đời.

"Hãy chấp nhận sự thật rằng trong bạn có cả những phẩm chất tốt đẹp và xấu xa như thể bạn vừa là bóng tối vừa là ánh sáng"

Bước 1: Chấp nhận tuyệt đối, trung lập, không phán xét mọi khía cạnh, chất liệu làm nên bạn là bạn, bao gồm cả các mặt, phẩm chất đối lập trong chính con người bạn.  

Bước này đòi hỏi bạn phải chấp nhận mình tuyệt đối, bao gồm việc chấp nhận rằng mình là tổng hoà của tất cả các phẩm chất đối lập. Nếu ví những phẩm chất, tính cách, mặt tích cực của bản thân mà bạn rất yêu thích ở mình là “ánh sáng” và những phẩm chất, đặc điểm mang tính tiêu cực mà bạn luôn không muốn chấp nhận chúng, muốn che giấu chúng đi là “bóng tối”, thì đã đến lúc bạn cần nhìn nhận chúng với một thái độ trung lập, khách quan, không kèm theo phán xét. Hãy nhìn bản thân mình cùng với các loại phẩm chất khác nhau như chính chúng là, bởi chấp nhận cả bóng tối và ánh sáng làm nên mình vừa là nền móng, vừa là bước khởi đầu bắt buộc để bạn bắt đầu tập yêu thương (lại) bản thân mình.

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự là khía cạnh rất thách thức. Bởi, đã từ rất lâu, qua cách mà chúng ta được gia đình dạy dỗ, được trường học và xã hội đào tạo, giáo dục, chúng ta được lập trình hàng ngày để sống theo cách cố gắng thể hiện mặt tốt nhất, ưu việt của mình và che giấu những gì người khác nói hoặc cho là không hấp dẫn, tiêu cực về chúng ta.

Vì sao lại có xu hướng này? Đây là một trong những kết quả của một xã hội vận hành theo xu hướng phân cực. Theo đó, con người được phân loại thành hai nhóm với những phẩm chất đối lập với nhau. một bên là "những cá nhân tốt", "điều tốt", điều đúng dắn, và một bên khác là "những cá nhân xấu", "điều xấu", điều sai trái. Việc phân cực con người trong xã hội bắt đầu xuất hiện khi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ứng xử, hành động của cá nhân được tham chiếu, so sánh với những “lẽ thường”, “chuẩn mực xã hội” và “tiêu chuẩn hành vi xã hội” gắn với một xã hội, một văn hoá, một quốc gia cụ thể. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc chung này chỉ đạo cách thức mà mỗi cá nhân cần suy nghĩ, nên cảm thấy và phải hành động. Về bản chất, các hệ quy chuẩn này chỉ phản ánh góc nhìn và nhận thức của "người khác". Một mặt, một xã hội mà nhiều cá nhân đều hành xử theo một quy chuẩn chung giúp xã hội được vận hành và kiểm soát dễ dàng hơn, nhưng các quy chuẩn chung không phải lúc nào cùng phù hợp với đặc điểm riêng, và có mục đích nâng đỡ, nuôi dưỡng các phẩm chất, tài năng độc đáo, cá nhân ở mỗi người. 

Cùng với việc phân chia con người thành các nhóm tốt đối lập với xấu, ưu tú đối lập với kém cỏi, các nhóm con người được chấp nhận, đối xử theo những dạng thức và mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm phẩm chất mà họ thuộc về. Chẳng hạn, chúng ta bày tỏ sự đánh giá cao và lòng tốt đối với những người mà chúng ta cho là tốt và có đạo đức, trong khi chúng ta không tán thành và coi thường những người mà chúng ta cho là xấu. Chúng ta có thể dùng những lời lẽ gay gắt để chỉ trích và làm xấu hổ những cá nhân được cho là “xấu” vì chúng ta tin rằng họ chỉ mang lại sự tiêu cực và tàn ác cho xã hội. Tương tự như vậy, chúng ta đối xử với những khía cạnh tươi sáng, tươi đẹp của bản thân khác với những khía cạnh kém hấp dẫn, đen tối hơn.

Các cá nhân cũng bắt đầu phán xét và phân loại các phẩm chất của mình dựa trên góc nhìn phân cực và sự so sánh bản thân theo những chuẩn mực của "người khác" này. 

Để có thể thực sự bắt đầu chấp nhận bản thân tuyệt đối, chúng ta cần hiểu và chấp nhận rằng dù muốn hay không, những yếu tố, phẩm chất tương phản luôn tồn tại bên trong chúng ta, giống như hai mặt của một đồng xu. Sự tương phản là bản chất của sự tồn tại và để đảm bảo cho sự sống của mỗi người cũng giống như thiết kế của một phân tử tế bào luôn bao gồm một cực âm và một cực dương. Quan trọng hơn, mỗi góc độ trái dấu, hay tích vực và tiêu cực trong chúng ta đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên con người toàn diện. Ở góc độ tính cách, những gì chúng ta thường gọi là phẩm chất "tiêu cực" thường là những tiềm năng chưa được khai thác mà chúng ta có thể phát triển khi hiểu sâu hơn về lý do và cách thức chúng phát triển. Chúng không nhằm mục đích để chúng ta phán xét mà để khám phá và hiểu biết. Chỉ khi chúng ta hoàn toàn nắm bắt được chúng, chấp nhận chúng và chào đón sự hiện diện của chúng không kèm theo bất kỳ sự so sánh hoặc phán xét nào, chúng ta mới có thể bước ra khỏi cuộc nội chiến dai dẳng của tâm trí, cảm xúc và hành động để có thể trở nên nhất quán hơn và bắt đầu tiến hành các bước tiếp theo trong hành trình chữa lành của mình.

Để đạt được sự chấp nhận này, trước tiên chúng ta phải thừa nhận sự hiện diện của các mặt đối lập, nhận ra bản chất thực sự của sự đối lập và các phẩm chất đối lập, tôn trọng biểu hiện của chúng và đối xử với chúng một cách cân bằng, công bằng, không kèm theo bất kỳ sự phán xét yêu hay ghét nào. Về bản chất, chúng ta cần phải yêu cả bóng tối và ánh sáng bên trong chúng ta vì chính con người chúng, thay vì cố gắng định hình chúng thành những gì chúng ta mong muốn hoặc những gì chúng ta nghĩ chúng nên trở thành.

Bước 2: Nhận diện ánh sáng và bóng tối và tìm hiểu cách thức mà chúng đã được hình thành

(Còn nữa)

Đặng Bảo Nguyệt