Photo by Tran Minh Tam

Yêu thương tự thân, chứng ái kỷ và ích kỷ

Photo by Tran Minh Tam

Yêu thương tự thân, chứng ái kỷ và ích kỷ

Liệu có phải một chú vịt đang thực hành yêu thương tự thân? Hay một chú vịt ái kỷ? Ảnh: Minh Tâm.

Hôm qua mình có cuộc trò chuyện ngắn với một người bạn; chúng mình đã nói về "yêu thương tự thân" và nhận ra khái niệm này thường bị hiểu nhầm là "ái kỷ" và/hoặc "ích kỷ". Trên mạng xã hội, khái niệm này được sử dụng nhiều vô kể, được nhắc đến bởi những người nổi tiếng, và được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn, mà ở đó, không ai giải nghĩa một cách rõ ràng cụm từ này. 

Việc hiểu sai khiến cụm từ “yêu thương tự thân” hoặc bị lạm dụng, hoặc bị né tránh cho đến khi bị dùng với ý nghĩa “ái kỷ” và/hoặc “ích kỷ”.

Tại Không gian Thấu cảm Hạnh phúc (HES), “yêu thương tự thân” hoàn toàn không phải “ái kỷ” hay “ích kỷ”. Nó là một cách tiếp cận và một tập hợp các công cụ và phương pháo thực hành nhằm giúp mọi người tái khái phá bản thân tốt hơn. Quá trình tái khám phá cho phép một người hiểu đầy đủ về bản chất và các chiều cạnh của cơ thể, cảm xúc, và tâm trí, bao gồm nhu cầu và cách để giao tiếp, từ đó họ có thể giải quyết và sống hài hòa với những thay đổi trong cơ thể mình. 

Như cách một đứa trẻ tìm hiểu, hình thành và thu nạp kiến thức về thế giới bên ngoài thông qua việc tìm hiểu về cơ thể của chính mình, yêu thương tự thân chính là bước đầu tiên đưa con người trở lại thời thơ ấu, khi mỗi người bắt đầu tìm hiểu về thế giới bên ngoài thông qua sự tò mò và động lực vô tận của họ để khám phá thế giới bên trong, được tạo nên từ cơ thể, cảm xúc và tâm trí của họ. Khi đó, chúng ta sẽ nhớ lại vết cắn ngón tay đầu tiên, cú ngã đầu tiên và khoảnh khắc năm giây im lặng trước khi chúng ta khóc để nhận được những lời động viên hay những cái ôm yêu thương ấm áp của cha mẹ.

Ở bước đầu tiên đó, không có bất kỳ sự bóp méo hoặc xáo trộn bên ngoài, không những phiền nhiễu vô nghĩ do định kiến, niềm tin thiên vị, chuẩn mực xã hội và sự phân cực, khi tất cả các nhu cầu về thể chất, tình cảm và tinh thần của trẻ được giải quyết một cách yêu thương, nuôi dưỡng, mạch lạc và hài hòa, đứa trẻ sẽ lớn lên với cơ thể, cảm xúc và tinh thần khỏe mạnh. Nó sẽ trở thành một đứa trẻ hạnh phúc và một người lớn hạnh phúc. Một người lớn khỏe mạnh, yêu thương, mạch lạc, hài hòa sẽ biết cách gây dựng cuộc sống tốt nhất cho bản thân và người khác.

Đây là lý do tại sao bước tiền đề để tạo nên một con người hạnh phúc bắt đầu từ “yêu thương bản thân thông thái”!

Tái bút: Đây là lý do HES ra đời để chia sẻ với các bạn tất cả những công cụ thiết thực mà chúng mình đã sử dụng để TÁI khám phá bản thân trong hành trình trở về tuổi thơ.

Viết bởi Đặng Bảo Nguyệt.