Chúng ta là một

Có bao giờ, trong khi đang xem những bức ảnh về sự phát triển của một con người tính từ giai đoạn hình thành hợp tử, bạn chợt dừng lại một giây rồi tự hỏi, "ồ, hình ảnh phân chia tế bào của hợp tử ở ngày thứ hai rất giống như hình ảnh một hạt đỗ khi nó bắt đầu quá trình nảy mầm; cả hai đều có hình dạng của một khối tứ diện đều (tetrahedron). Ở một góc nhìn khác, ta lại thấy ở mặt cắt ngang trong không gian 2 chiều, hình ảnh của cấu trúc của phân tử rất giống hình dạng của một bông hoa hồi , một ô trong tổ ong, một ngôi sao, hay một bông tuyết khi được nhìn dưới kính hiển vi và đều giống như một hình lục giác (hexagon). Rồi ta lại thấy, hình dạng xoắn ốc của một con ốc, hoàn toàn giống hình xoắn ốc của một chồi dương sỉ non, hay hình xoắn ốc của một chòm sao mà chúng ta quan tâm khi quan sát bằng kính viễn vọng. Chúng trông giống như những hình vòng cung đang quay xung quanh, và ra xa tại cùng một điểm.

Tất cả những sự giống nhau, mà cụ thể là những cấu trúc hình học chung được quan sát thấy ở tất cả vạn vật có sự sống không phân biệt giống loài, được gọi chung là những khối hình học căn bản tạo nên mọi sự sống. Trong nhiều tôn giáo, những khối hình học đã trực tiếp hay gián tiếp được coi như những biểu tượng của sự hợp nhất của muôn loài từ một nguồn sáng tạo. Sự giống nhau là một minh chứng rằng muôn loài đều là một. Việc mà bạn nhìn thấy, ví dụ, cấu trúc của một bông hoa sáu cánh trên các ô cửa lấy ánh sáng ở một nhà thờ Công giáo, một ngôi chùa Phật giáo, hay trong một nhà thờ Hồi Giáo có thể minh chứng rằng, chúng mang những sự thật về sự sống được chấp nhận một cách rộng rãi.

Theo Plato, một triết học gia người Hy Lạp cổ đại sinh sống trong thời kỳ 400 năm đến 300 năm trước Công Nguyên, người đầu tiên đưa những mô tả chi tiết về các khối hình học và tầm quan trọng của chúng như những khối hình học cơ bản tạo nên thế giới vật lý của chúng ta trong văn bản của ông, các khối hình học đa diện lồi (trong không gian 3D) bao gồm (1) khối tứ diện đều (tetrahedron); (2) khối lập phương (cube or hexahedron); (3) khối bát diện đều (octahedron); (4) khối 20 mặt đều (icosahedron); and (5) khối 12 mặt đều (dodecaheron) - lần lượt - được cho là đại diện cho các nguyên tố (1) lửa (fire); (2) đất (earth); (3) khí (air); (4) nước (water); và (5) vũ trụ (the universe) hay là một hình dạng cơ bản, phổ quát nhất của vũ trụ). Nhờ những thảo luận này, tên của ông đã được dùng để đặt cho năm khối hình học vật chất căn bản, được biết đến với cái tên "Platonic solids" trong tiếng Anh. Trước Plato, Pythagora, nhà toán học, triết học gia người Hy Lạp được tin là người đầu tiên nhắc tới những khối hình học này.

Thế nhưng, quan điểm của Plato về các khối hình học chỉ phán ánh góc nhìn của ông về vạn vật, chúng không phải là sự thật duy nhất. Trong một số bài giảng về kiến thức cổ đại khác, các bạn có thể thấy có một vài sự khác biệt. Ví dụ Matias de Stafano, là người được cho là có ký ức rất rõ ràng về các kiếp sống khác nhau của bản thân, đã nhắc tới khối 20 mặt đều icosahedron tượng trưng cho nguyên tố khí; khối 12 mặt đều dodecahedron là biểu tượng của nước; và khối 8 mặt đều (bát diện) octahedron đại diện cho không gian trống rỗng (ether, hay empty space, akasha trong tiếng Phạn).

Ngoài việc chúng phản ánh những hình thái sự sống khác nhau của thế giới vật lý mà chúng ta đang sống trong đó, những khối hình học lồi, mà cụ thể là những nguyên tố của sự sống mà chúng tượng trưng, còn có những ý nghĩa quan trọng có thể giúp chúng ta giải mã về con người, hiểu hơn về những chất liệu tạo thành các phần cơ thể của con người và vai trò của chúng để tạo ra một cỗ máy con người với những vận hành hoàn hảo hàng ngày. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng mình sẽ chỉ dừng ở phần giới thiệu chung này thôi nhé!

Chúng mình hy vọng, những giới thiệu rất sơ khởi này sẽ bắt đầu đánh thức sự tò mò ở bạn, để từ đây, bạn bắt đầu nhìn thế giới xung quanh mình thêm tò mò hơn, chú ý hơn!

Cuộc sống càng trở nên thú vị hơn, kể từ đây, bạn nhé!

Thế giới trong con mắt của người tạo ra nó